Tham Quan Bảo Tàng

Giờ mở cửa

9:00 - 16:30
Thứ 3 - Chủ Nhật
(Thứ 2 đóng cửa)

Vé vào cửa

Người lớn:      200.000 VNĐ 
Sinh viên/Học sinh
& trẻ em từ 7 đến 12 tuổi:
100.000 VNĐ (*)
Họa sĩ:
Nhà nghiên cứu nghệ thuật:
100.000 VNĐ (*)
Người khuyết tật & Người hỗ trợ:
Trẻ em dưới 6 tuổi:
Miễn phí 
QS ART SPACE

Miễn phí
(Không bao gồm tham quan bảo tàng)

(*) Giảm 50% giá vé (100.000 VND) cho học sinh, sinh viên, trẻ em từ 7-12 tuổi, họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ thuật, công nhân viên chức thuộc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, thành viên thuộc Hội Mỹ thuật và các bảo tàng nghệ thuật có liên quan. Quý khách có thể đưa thẻ học sinh, sinh viên, nhân viên (còn thời hạn), business card hoặc giấy tờ có liên quan đến công việc trực tiếp tại quầy lễ tân khi tới tham quan để được hưởng ưu đãi.


Địa chỉ

189B/3 Nguyễn Văn Hưởng , P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh

Quy định khi tham quan

  • Trang phục lịch sự khi đến tham quan
  • Không chạm hoặc sờ vào hiện vật khi tham quan
  • Không đứng quá gần với hiện vật khi tham quan.
  • Chỉ được sự dụng bút chì nếu quý khách có nhu cầu vẽ hoặc ghi chép khi tham quan.
  • Không mang đồ ăn, thức uống, kẹo cao su vào phòng trưng bày
  • Không mang túi, balo kích thước lớn vào phòng trưng bày (quý khách có thể gửi lại tại quầy lễ tân)
  • Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ gây cháy, chất độc hại ô nhiễm vào khuôn viên Bảo tàng.
  • Không chen lấn xô đẩy, chạy nhảy, làm ồn khi tham quan.
  • Không ngồi lên tay vịn cầu thang.
  • Không hút thuốc
  • Quý khách được chụp hình, quay film các tác phẩm, hiện vật thuộc bst của Quang San với mục đích lưu giữ kỷ niệm (không sử dụng flash, cây selfie hoặc đèn)
  • Giữ vệ sinh chung và cảnh quan môi trường: không xả rác, hái hoa, nhổ cỏ.
  • Không được leo trèo lên các tượng vật
  • Không được vẽ lên ghế, tượng vật, hoặc bất kỳ nội thất nào của Bảo tàng.
  • Không cho cá ăn hoặc ném các vật thể vào hồ cá.

Sơ đồ bảo tàng

Tầng Trệt (1925-1945)

Không gian tầng trệt sẽ tập trung vào các tác phẩm của những danh hoạ và nhà điêu khắc có cống hiến lớn trong quá trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam. Từ lứa hoạ sĩ và giảng viên người Pháp đã du hành tới Đông Dương đầu thế kỷ XX đến các thế hệ học sinh thuộc những khóa đầu tiên của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (1925-1945), phòng này sẽ trưng bày những tác phẩm mỹ thuật đặc biệt của những tên tuổi lớn đã góp phần khởi xướng cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Tầng 1 (1925-1975)

Tầng 1 được chia ra thành hai khu vực: 1A (1925-1945) và 1B (1945-1975). Cả 2 khu vực  này cũng là những không gian linh hoạt dành cho các triển lãm chuyên đề tại Bảo tàng.

Không gian 1A nối tiếp chủ đề về lứa họa sĩ xuất thân từ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và đồng thời, có thêm của một số hoạ sĩ quan trọng khác chung thời kỳ này.

Không gian 1B tập trung vào thời kỳ lịch sử 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và Đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975). Các tác phẩm tại đây sẽ khai thác chủ đề về chiến tranh và cách mạng của lớp hoạ sĩ gắn bó với chiến trường, quân ngũ như lứa họa sĩ thuộc khóa kháng chiến, hay còn được gọi là khoá ‘Tô Ngọc Vân'.

Tầng 2 (1975 - Hiện tại)

Tầng 2 là không gian trưng bày lớn nhất của Bảo tàng và không gian này được chia theo từng vùng miền lãnh thổ Bắc-Trung-Nam. Đi theo cùng một mốc thời gian, các tác phẩm trưng bày tại đây sẽ thuộc thời kỳ hậu chiến tranh, hoà bình thống nhất đất nước (1975) và bắt đầu chính sách Đổi Mới (1986) của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Đồng thời, khu vực tầng 2 cũng sẽ là một không gian tự do cho các triển lãm chuyên đề và sự kiện mỹ thuật.